Đại cương Bệnh đau lưng
Đau lưng – thoát vị đĩa đệm – đau Thần kinh tọa có rất nhiều nguyên nhân. Để điều trị cần xác định đúng căn nguyên thì chữa mới hiệu quả. Thoát vị đĩa đệm là một nguyên nhân gây đau Thần kinh tọa. Trên lâm sàng thường gặp hội chứng của ba bệnh này phối hợp.
Đau là một cơ chế bảo vệ cơ thể. Cảm giác đau xuất hiện tại một vị trí nào đó sau khi bị tổn thương, nó tạo nên một đáp ứng nhằm loại trừ tác nhân gây đau. Đau nói chung là một triệu chứng của hầu như tất cả các bệnh. Mặc dù bản chất, vị trí, căn nguyên của đau tùy trường hợp là rất khác nhau. Khoảng ½ số bệnh nhân đến với chúng tôi (bệnh viện châm cứu Trung ương) vì lý do đau! Cái giá phải trả cho việc điều trị nội khoa chứng bệnh đau mạn tính hằng năm ở Mỹ là 50 tỉ USD, chỉ riêng đau thắt lưng cũng mất 100 triệu ngày công mỗi năm!
THAM KHẢO: THUỐC CƠ XƯƠNG KHỚP HOÀN
Những khía cạnh lâm sàng tổng quát của đau thắt lưng :
1. Khái quát bệnh lý :
Chia đau lưng thành 4 loại gồm: đau tại chỗ; đau lan; đau rễ và đau do co cơ thứ phát.
1.1 Đau tại chỗ:
Nguyên nhân là do rách phần vỏ hoặc xoắn vặn màng xương, màng bao hoạt dịch , tổn thương cơ, vòng xơ đĩa đệm và các dây chằng…
Đau lưng tại chỗ được mô tả là đau liên miên hoặc đau ngắt quãng tùy theo tư thế và động tác khi vận động . Thường có điểm đau tại đoạn cột sống bị tổn thương .
1.2. Đau lan: gồm hai loại :
Loại thứ nhất : là đau lan từ cột sống đến các vùng nằm trong diện tích da cơ theo bản đồ chi phối cảm giác của tiết đoạn thần kinh đó. Trên lâm sàng có đặc điểm là đau tăng khi có các động tác vận động của cột sống.
Loại thứ hai : là đau lan từ các tạng trong ổ bụng và tiểu khung đến cột sống. Đặc điểm là đau sâu ở trong và không bị ảnh hưởng bởi các vận động của cột sống.
1.3. Đau rễ hay đau gốc:
Có một số đặc tính của đau lan nhưng với cường độ mạnh hơn, lan xa, khu trú theo vùng chi phối của rễ thần kinh và có liên quan tới các yếu tố kích thích rễ thần kinh (như đau dây thần kinh tọa).
Cơ chế đau là do vặn, căng giãn, kích thích hoặc chèn ép một vài rễ thần kinh gai sống.
1.4. Đau do co cơ:
Gặp trong nhiều bệnh lý của cột sống và có thể gây biến dạng cột sống do tư thế chống đau.
Căng cơ mạn tính (do tư thế làm việc) gây đau âm ỉ và đôi khi đau như chuột rút. Ngoài việc đánh giá đặc điểm và vị trí đau, phải xác định các yếu tố làm tăng hoặc giảm đau.
1.5. Ngoài ra đau là một nhân thức:
Tình trạng thể chất, kinh nghiệm trải qua và sự lường trước , đều ảnh hưởng đến cảm giác đau.
Chẳng hạn, các chiến binh và các lực sĩ có thể không hề thấy đau mặc dù bị chấn thương cấp diễn, trong khi một vài người bệnh đau mãn tính vẫn tiếp tục kêu đau, mặc dù yếu tố kích thích cảm nhận đau đã mất từ lâu rồi.
2 . Các phương pháp giảm đau thường dùng trên lâm sàng
2.1. Thuốc giảm đau tác dụng lên thần kinh trung ương:
Gồm các Alkaloid tự nhiên, các Opiate tổng hợp. Như : morphin ….. Thuốc làm giảm cảm giác đau, ức chế trên thần kinh trung ương nên gây ngủ, ức chế trung tâm hô hấp và gây nghiện.
2.2. Thuốc giảm đau tác dụng lên ngoại biên: (NSAID).
Như Salicylat, indol, paracetamol , celecoxib……
Dùng nhiều với thời gian kéo dài sẽ gây ngộ độc và suy đa phủ tạng..
Cơ chế giảm đau của thuốc do ức chế tổng hợp Prostaglandin F2 (là một hormone địa phương gây viêm, sốt và làm giảm tính nhạy cảm của các đầu dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau được giải phóng ở mô bị tổn thương như bradykinin, histamin, prostaglandin, acid, K+, serotonin, men phân giải protid…) .
2.3. Ngoại khoa:
Trong những trường hợp đau nhiều, dai dẳng, có các biến chứng (liệt cấp tính, teo cơ,…). Có thể chỉ định phẫu thuật nguyên nhân gây đau (như phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống) hoặc cắt đường dẫn truyền cảm giác đau ở một chặng nào đó (cắt chùm hạch giao cảm, cắt rể sau tủy sống vùng ngực trên nếu đau nửa dưới cơ thể…)
(Mục này dùng chung cho các bệnh Đau lưng – thoát vị đĩa đệm – đau Thần kinh tọa. Phần bệnh lý riêng biệt xin đọc ở bên dưới).
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN.
1 . Đại cương :
Đau lưng, chủ yếu là đau thắt lưng được mô tả theo y học cổ truyền là yêu thống là một bệnh rất hay gặp trong đời sống hàng ngày và trên lâm sàng, gặp ở cả nam và nữ, ở các lứa tuổi, nhất là ở tuổi lao động ảnh hưởng đến năng suất lao động và sinh hoạt. Đau có thể ở 1 bên hoặc cả 2 bên cột sống và do nhiều nguyên nhân gây ra . Có thể chia làm 2 loại :
– Đau lưng cấp : thường do bị lạnh đột ngột gây co cứng các cơ ở cạnh cột sống, các dây chằng cột sống bị viêm ,bị phù nề chèn ép vào rễ , dây thần kinh gây đau , hạn chế vận động lưng. Hoặc các trường hợp đau lưng cấp do mang vác nặng, sai tư thế, sang chấn vùng cột sống (có người gọi là sụn lưng) hoặc đau lưng cấp do viêm cột sống , co cứng cơ quanh cột sống .
– Đau lưng mạn : thường do thoái hóa cột sống, thận hư, lao cột sống, các khối u cạnh vùng cột sống, các bệnh nội tạng vùng ngực, bụng – đau lan ra sau lưng và một số trường hợp đau lưng cơ năng như thống kinh , tâm căn suy nhược.
Điều trị đau lưng cần được chẩn đoán sớm và chính xác nguyên nhân gây bệnh để chữa thì mới có kết quả .
2 . Thể lâm sàng :
2.1. Đau lưng cấp do co cứng cơ :
Y học cổ truyền cho là do phong, hàn , thấp gây nên .
Triệu chứng :
Đau lưng xảy ra đột ngột sau khi bị lạnh, mưa, ẩm thấp. Lưng đau nhiều, không cúi người được, ho, hắt hơi đau tăng, thường đau một bên cột sống, nhìn cơ cạnh cột sống không đau, sờ cơ cạnh cột sống co cứng, toàn thân: sợ lạnh . Mạch trầm huyền hoặc trầm khẩn nếu đau nhiều .
Pháp điều trị :
Khu phong , tán hàn , trừ thấp , ôn kinh hoạt lạc (ôn thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết).
Châm cứu :
Châm tả, ôn điện châm (hoặc chiếu đèn hồng ngoại – nếu có) các huyệt tại vùng lưng đau, các huyệt giáp tích và các A thị huyệt. Nếu đau từ D12 trở lên thì châm thêm Kiên tỉnh 2 bên. Nếu đau từ thắt lưng trở xuống thì châm thêm Dương lăng tuyền cùng bên .
Xoa bóp bấm huyệt :
Xát , day , lăn , bóp , bấm , vận động . Nếu đau từ thắt lưng trở xuống thì ấn , day thêm huyệt Côn lôn cùng bên .
2.2. Đau lưng cấp do mang vác nặng – do sai tư thế :
Y học cổ truyền cho là do khí trệ , huyết ứ .
Triệu chứng: đau lưng xuất hiện sau khi mang vác nặng, hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột ngột, đau một hoặc hai bên cột sống, đau dữ dội ở một chỗ, vận động hạn chế, nhiều khi không cúi, không đi lại được, cơ vùng lưng co cứng. Mạch phù khẩn.
Pháp điều trị :
Hoạt huyết tiêu ứ, thư cân hoạt lạc.
Châm cứu, xoa bóp, thủy châm :
Giống như thể đau lưng do lạnh, song khuyên người bệnh sau khi châm cứu, xoa bóp phải vận động từ từ, tránh tái phát .
2.3. Đau lưng cấp do viêm cột sống :
Y học cổ truyền cho là do thấp nhiệt (phong , nhiệt , thấp ) .
Triệu chứng : Có sưng, nóng , đỏ , đau vùng cột sống, toàn thân có thể sốt. Y học cổ truyền cho là do thấp nhiệt, và cách chữa giống như khi điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp giai đoạn tiến triển. Nhắc nhở người bệnh không nên vận động nhanh mạnh như trường hợp đau lưng cấp do lạnh mà nên vận động từ từ, nhẹ nhàng theo sự tiến triển tốt dần của khớp cột sống viêm.
Pháp điều trị :
Khu phong thanh nhiệt giải độc .
Châm cứu : châm tả , điện châm các huyệt như trên .
2.4. Đau lưng mạn tính :
Nguyên nhân : Y học cổ truyền cho là do thận hư , tâm căn suy nhược , tuổi già do cột sống thoái hóa …
Nguyên tắc điều trị : nếu đau lưng do các bệnh nội tạng, do lao cột sống, do khối u gây chèn ép cần được chẩn đoán sớm và điều trị bằng y học hiện đại. Nếu đau lưng do bệnh tâm căn suy nhược, thoái hóa cột sống ở người cao tuổi (YHCT là thận hư) thì vừa điều trị toàn thân kết hợp bổ can thận, trừ phong thấp.
– Đau lưng do tâm căn suy nhược:
Triệu chứng : đau lưng , mỏi gối , mệt mỏi , ngủ ít , trí nhớ giảm sút, nam giới có thể bị di tinh , liệt dương , tiểu nhiều .v.v… dùng các bài thuốc vừa chữa tâm căn suy nhược gia thêm các vị thuốc vừa bổ thận, vừa chữa đau lưng như: Tục đoạn, Cẩu tích, Ba kích, Ngưu tất, Đỗ trọng.
– Đau lưng do thoái hóa cột sống ở người trung niên , cao tuổi :
Do thận hư là chính (thắt lưng là phủ của thận) .
Triệu chứng : lưng đau ê ẩm , chân yếu , gối mỏi , ù tai , nam có thể di tinh , nặng thì liệt dương , nữ – khí hư , bạch đới . Thận dương hư nếu có chân tay lạnh , sắc mặt trắng , chất lưỡi nhợt . Mạch trầm tế v.v…Dùng bài hữu quy hoàn gia giảm . Thận âm hư nếu có gò má đỏ , lòng bàn tay , chân nóng , chất lưỡi đỏ hoặc rêu lưỡi vàng . Mạch tế sác .v.v… Dùng bài thuốc tả quy hoàn gia giảm .
– Châm cứu: tùy theo chứng, nếu hư hàn thì cứu, nếu thận hư thì châm bổ các huyệt vùng thắt lưng như: Thận du, Chí thất , Bát liêu, Đại trường du, Yêu dương quan.
– Xoa bóp bấm huyệt : vùng thắt lưng.
– Phòng bệnh : Nếu đau lưng do thoái hóa cột sống cần động viên người bệnh thường xuyên vận động nhẹ nhàng cột sống để tránh dính khớp.
2.5 Đau lưng do thoát vị đĩa đệm – đau thần kinh tọa: xem bài riêng.
THAM KHẢO THÊM:
TRỊ ĐAU LƯNG – XƯƠNG KHỚP
Đây là một dông dược dưới dạng hoàn của Lương Y Trần Văn Giàu. Chủ trị bình phục các bệnh về cơ xương khớp như: đau lưng, đau khớp, nhức mỏi, tê tay chân… Có thể chữa thoái vị đĩa đệm, gai cột sống…
XEM CHI TIẾT
VIÊM XOANG ĐỖ THÁI NAM
Nếu bạn bị xoang hoặc bị viêm mũi, mà điều trị nhiều nơi không khỏi. Hãy sử dụng loại đông dược gia truyền Đỗ Thái Nam này. Rất nhiều người sử dụng và dứt điểm bệnh xoang.
XEM CHI TIẾT
VIÊM XOANG ĐỖ THÁI NAM
Nếu bạn bị xoang hoặc bị viêm mũi, mà điều trị nhiều nơi không khỏi. Hãy sử dụng loại đông dược gia truyền Đỗ Thái Nam này. Rất nhiều người sử dụng và dứt điểm bệnh xoang.
XEM CHI TIẾT